Xung đột Hamas - Israel bất ngờ bùng nổ từ ngày 7.10 và trở thành một trong những sự kiện chết chóc nhất trong nhiều năm qua,độtphủbóngIsraelnhiềuthậpniêjulian alvarez thu hút sự chú ý trở lại đối với mâu thuẫn tồn tại từ lâu giữa Israel và Palestine. Theo tờ The Washington Post, gốc rễ mâu thuẫn và sự không tin tưởng lẫn nhau là rất sâu sắc và phức tạp, kéo dài từ trước khi Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948.
Mâu thuẫn xa xưa
Cả người Israel lẫn Palestine đều xem phần lãnh thổ giữa sông Jordan và Địa Trung Hải là của họ, nơi có thánh địa cổ xưa của đạo Hồi, Cơ đốc và Do Thái. Hơn 7 thập niên qua đã chứng kiến các cuộc chiến tranh, nổi dậy và đôi khi là những tia hy vọng thỏa hiệp mong manh. Khu vực tại Trung Đông này thuộc về Đế chế Ottoman từ đầu thế kỷ 16, cho đến khi hầu hết đặt dưới sự kiểm soát của Anh sau Thế chiến 1. Cả người Israel lẫn người Palestine đều đấu tranh cho quyền tự quyết và chủ quyền lãnh thổ, dấy lên những phong trào vì lý tưởng của họ.
Khi Thế chiến 1 bắt đầu, các cường quốc tìm cách định hình bản đồ Trung Đông hiện đại, bao gồm các vùng lãnh thổ của người Palestine, với những nỗ lực ngoại giao gây tranh cãi và đôi khi mâu thuẫn. Năm 1916, Anh và Pháp bí mật đàm phán thỏa thuận Sykes-Picot nhằm chia Trung Đông theo khu vực ảnh hưởng và vùng đất quốc tế. Một năm sau đó, cố Ngoại trưởng Anh Lord Arthur Balfour bày tỏ sự ủng hộ của London về việc "thành lập tại Palestine một ngôi nhà quốc gia cho người Do Thái". Đối với người Israel, thông điệp này được coi như một lời tuyên bố chính thức về quyền tồn tại của nhà nước Israel, còn đối với người Palestine thì đó là dấu hiệu ban đầu cho thấy họ bị tước đoạt. Sự nhập cư Do Thái quy mô lớn diễn ra trong nhiều thập niên tiếp theo, nhất là trong thời gian họ bị Đức Quốc xã đàn áp.
Chiến dịch của Hamas ở Israel: Từ nghi binh công phu đến tấn công chớp nhoáng
Nỗ lực dàn xếp
Sau Thế chiến 2, Đại hội đồng LHQ năm 1947 thông qua Nghị quyết 181, kêu gọi chia vùng đất này thành 2 quốc gia độc lập giữa người Ả Rập và Do Thái, còn thánh địa Jerusalem sẽ theo cơ chế quốc tế đặc biệt. Kế hoạch không áp dụng được do phía Ả Rập bác bỏ vì cho rằng mình chịu thiệt. Sau đó, bạo lực gia tăng trong khu vực do mâu thuẫn.
Israel tuyên bố độc lập vào ngày 14.5.1948 thì một ngày sau đó, liên minh các quốc gia Ả Rập đứng về phía Palestine tấn công lực lượng Israel, một trong những cuộc chiến từ đó giữa Ả Rập và Israel. Sau đó, Israel giành kiểm soát phần lãnh thổ lớn hơn, nhưng không bao gồm các khu vực ở Bờ Tây và Dải Gaza. Đến năm 1967, Chiến tranh 6 ngày với các nước Ả Rập giúp Israel giành quyền kiểm soát Dải Gaza và Bờ Tây. Israel kiểm soát Dải Gaza trong 38 năm, xây dựng 21 khu định cư của người Do Thái trong thời kỳ này.
Rồi đến năm 1993, Hiệp định Oslo giữa Israel và Tổ chức Giải phóng Palestine được ký kết nhằm mục đích thực hiện "quyền tự quyết của người dân Palestine". Israel đồng ý để người Palestine cầm quyền một phần, trước khi rút những khu định cư và binh sĩ khỏi Dải Gaza vào năm 2005, mở đường cho chính sách gia tăng phong tỏa dải đất này với thế giới. Một phần của nỗ lực thúc đẩy hòa bình là việc Israel tuân theo kế hoạch rút quân đơn phương do cố Thủ tướng Ariel Sharon đề xuất vào năm 2003 nhằm dỡ bỏ các khu định cư.
Gaza hứng chịu cuộc không kích ác liệt nhất của Israel trong lịch sử
Mâu thuẫn với Hamas
Thế nhưng lực lượng Hamas thắng lợi trong bầu cử trước đảng Fatah - kiểm soát Bờ Tây vốn ôn hòa hơn - đã khiến mâu thuẫn với Israel gia tăng trở lại. Sau khi Hamas kiểm soát Dải Gaza vào năm 2007, Israel phong tỏa dải đất nhỏ bé và đông đúc này với 2 triệu người Palestine, với lý do ngăn Hamas trỗi dậy.
Như nhiều nhóm ở Trung Đông, Hamas cho rằng lãnh thổ mà Israel đang kiểm soát trên thực tế là thuộc về người Palestine. Theo tờ The Wall Street Journal, trước cuộc xung đột mới nhất, 2 bên đã trực tiếp đối đầu quân sự với nhau 4 lần. Cuối tháng 12.2008, Israel phát động chiến dịch quân sự kéo dài 3 tuần ở Dải Gaza khiến hơn 1.300 người Palestine và 13 người Israel thiệt mạng. Cuộc chiến bùng phát sau cuộc đột kích của Israel vào Dải Gaza một tháng trước đó, phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
Đến tháng 11.2012, Israel tiếp tục phát động một cuộc tấn công kéo dài 8 ngày vào Dải Gaza, bắt đầu với cuộc oanh tạc bằng máy bay không người lái giết chết chỉ huy quân sự cấp cao Ahmed Jaabari của Hamas. Trong khi Israel bắn phá dữ dội vào Dải Gaza, Hamas triển khai đợt tấn công bằng rốc két vào bên trong Israel. Xung đột khiến hơn 100 thường dân Palestine, 2 binh sĩ Israel và 4 thường dân Israel thiệt mạng. Tuy nhiên, xung đột kết thúc tương đối nhanh, nhờ nỗ lực hòa giải của Ai Cập.
Một trong những hoạt động quân sự dài và khốc liệt ở Dải Gaza diễn ra vào mùa hè năm 2014. Khi đó, Israel tiến hành chiến dịch kéo dài 50 ngày khiến hơn 2.000 người Palestine thiệt mạng, hơn 7.000 ngôi nhà bị thiệt hại hoặc phá hủy. Ngoài ra, còn có 67 binh sĩ Israel, 5 thường dân Israel và một thường dân Thái Lan cũng mất mạng trong lần đụng độ này.
Mỹ lâm thế khó khi phải đáp ứng yếu cầu của cả Israel và Ukraine
Đến năm 2021, sau nhiều tuần đối đầu leo thang ở Jerusalem, trong đó có lực lượng an ninh Israel đột kích vào khu phức hợp Nhà thờ Hồi giáo Al Aqsa ở Jerusalem, Hamas và tổ chức Thánh chiến Hồi giáo đã bắn một loạt rốc két vào Israel. Israel sau đó đã phát động chiến dịch không kích khiến hơn 250 người ở Dải Gaza thiệt mạng. Về phía Israel, đụng độ khiến 14 thường dân và 1 binh sĩ thiệt mạng. Cuộc xung đột kết thúc sau 11 ngày với lệnh ngừng bắn do Ai Cập làm trung gian.
Tel Aviv tuyên bố đoạt lại quyền kiểm soát giới tuyến Gaza
Hôm qua, Tel Aviv tuyên bố đã giành lại quyền kiểm soát giới tuyến Gaza và triển khai những đợt không kích khủng khiếp nhất trong 75 năm xung đột Palestine - Israel về hướng Dải Gaza, theo Reuters.
Israel cho hay khoảng 900 người đã tử vong trong đợt tấn công của Hamas hồi cuối tuần qua, trong khi Cơ quan Y tế Gaza cho hay đã có 687 người Palestine thiệt mạng trong các đợt tấn công trả đũa của Israel. Về phần mình, lực lượng Hamas đe dọa sẽ hành quyết một người Israel cho mỗi ngôi nhà Palestine bị Israel tấn công. Theo AFP, 3 nhà báo ở Dải Gaza ngày 9.10 thiệt mạng trong lúc đưa tin về chiến sự, nâng tổng số nhà báo tử vong kể từ ngày 7.9 lên con số 6 nạn nhân.
Cùng ngày, LHQ thông báo Israel đã tấn công các tòa nhà dân cư, trường học và các khu nhà của LHQ ở Dải Gaza, đẩy khoảng 180.000 người Palestine lâm vào tình trạng vô gia cư. Hôm qua, WHO kêu gọi thành lập hành lang nhân đạo ở Dải Gaza để phía y tế có thể đến tận nơi hỗ trợ những người bị trọng thương, theo AFP. Trong quá trình phong tỏa Dải Gaza, Israel đã cắt đứt nguồn cung cấp điện, nước, thực phẩm và những nhu yếu phẩm khác cho khu vực. WHO cảnh báo nguồn cung cấp của tổ chức này ở Dải Gaza đang cạn kiệt.
Cũng trong ngày 10.10, Iran tuyên bố Tehran không hề can dự vào xung đột Hamas - Israel. Nga cho biết đang liên lạc với cả Palestine lẫn Israel và muốn đóng vai trò thúc đẩy hòa giải cho cuộc xung đột.
H.G
Hamas hiện đại hóa vũ khí
Được thành lập năm 1987, Hamas là tổ chức Hồi giáo có nhánh vũ trang. Lực lượng này có nguồn gốc từ phong trào Hồi giáo Sunni, tên gọi Huynh đệ Hồi giáo, hình thành ở Ai Cập từ cuối thập niên 1920. "Hamas" viết tắt từ "Harakat Al-Muqawama Al-Islamiyya", tên Ả Rập của Phong trào Kháng chiến Hồi giáo. Hamas xem Israel là thế lực chiếm đóng. Trong khi đó, Israel, Mỹ, EU, Anh và một số nước khác khác gọi Hamas là tổ chức khủng bố.
Qua vài thập niên chiến đấu với Israel, bên cạnh nguồn vũ khí đến từ thế lực thân hữu như Iran, Syria, lực lượng Hamas cũng bắt tay vào nỗ lực chế tạo và phát triển vũ khí, khởi đầu là bom thô sơ và đến nay là rốc két. Trong một bản tin trên Đài Al-Jazeera năm 2021, các tay súng Hamas đã thành thạo tháo lắp rốc két Iran với tầm bắn tối đa 80 km và đầu đạn trọng lượng 175 kg.
Lâu nay, rốc két vẫn đóng vai trò then chốt cho năng lực chiến đấu của Hamas vì có khả năng tấn công từ vài chục ki lô mét và ít tốn kém. Tuy nhiên, trong cuộc xung đột đang diễn ra, giới quan sát bất ngờ chứng kiến một số quả rốc két có thể bắn đến Tel Aviv, cách đó hơn 70 km. Điều này cho thấy phía Hamas đã cải tiến và lắp đặt các hệ thống dẫn đường, hệ thống đẩy mới cho số rốc két này.
Phía Hamas cũng sử dụng tàu lượn có động cơ để đưa các tay súng đổ bộ xuống lãnh thổ Israel vừa qua. Đồng thời, lần đầu đầu tiên Hamas cũng sử dụng thiết bị bay không người lái vũ trang để tiêu diệt dòng xe tăng tối tân của Israel là Merkava IV. Và Hamas vài ngày qua bắt đầu sử dụng các phiên bản khác nhau của tên lửa đạn đạo đất đối đất Fateh-110 do Iran sản xuất. Đây là những loại có thể triển khai trên bệ phóng di động đường bộ và mang theo đầu đạn tối đa 500 kg. Hamas cũng sở hữu các dòng tên lửa chống tăng tương tự Stinger của Mỹ.
Thụy Miên