Trò chuyện với không ít người trẻ,ậnđộngkếthôntrướctuổiVìsaongườitrẻngạicướphim sex đồng tính nữ câu trả lời mà người viết nhận được nhiều nhất chính là "từ từ tính" khi nhắc đến chuyện kết hôn.
Mỗi người có lý do khác nhau, nhưng đều dẫn đến thực tế là một bộ phận người trẻ trì hoãn chuyện lập gia đình. Nhắc đến cưới vợ, lấy chồng thì họ cảm thấy lo lắng, áp lực.
LO CHO BẢN THÂN CHƯA XONG…
Trong khi bạn bè cùng trang lứa đã lập gia đình thì anh Nguyễn Vũ Tiến (30 tuổi), làm việc tại một công ty may ở TP.Thủ Đức (TP.HCM), vẫn sầu lẻ bóng. Anh cảm thấy không vui mỗi khi người thân nhắc tới hai chữ kết hôn.
Theo anh Tiến, thu nhập mỗi tháng chỉ khoảng 6 triệu đồng nhưng phải chi đủ khoản tiền: thuê phòng trọ, ăn uống, sinh hoạt… nên cuộc sống bấp bênh, hay lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau. "Ở một mình còn khó khăn, thiếu hụt, thì sao dám cưới vợ?", anh ta thán và cho biết chỉ khi nào cảm thấy cuộc sống thoải mái hơn mới nghĩ đến việc kết hôn.
Câu chuyện của anh Tiến khá phổ biến hiện nay, khi nhiều người trẻ cũng cảm thấy không tự tin để lập gia đình. Vấn đề đầu tiên mà họ cảm thấy trở ngại là… tiền đâu?
Lê Đăng Quang (28 tuổi), làm việc tại địa chỉ 117 Nguyễn Hữu Cầu, Q.1, TP.HCM, nói: "Mình còn ở trọ, lương "ba cọc ba đồng", chẳng lẽ kết hôn xong hai vợ chồng lại phải dắt díu nhau tiếp tục ở trọ? Đấy là chưa kể sau khi cưới rồi sinh con, tiền đâu mà lo?". Chính vì thế, dù suốt 3 năm qua phải nhận rất nhiều câu hỏi "Bao giờ cưới vợ?" từ gia đình nhưng anh chỉ cười cho qua chuyện. "Tôi muốn đến khi nào mua được cái nhà nhỏ, có kinh tế vững chãi mới dám kết hôn", anh cho hay.
Anh Đỗ Quốc Hà (34 tuổi), làm việc tại 165 Pasteur, Q.3, TP.HCM, kể thường xuyên bị người thân thúc ép chuyện kết hôn. "Bố mẹ hay nhắc khéo bạn bè cùng trang lứa ở quê Ninh Bình đều đã cưới vợ, lấy chồng, sinh con. Bố mẹ muốn có dâu, có cháu. Nhưng bố mẹ không hiểu được là tôi rất áp lực", anh Hà chia sẻ, rồi nói: "Tôi cảm thấy mình chưa lo được cho bản thân, huống hồ gì lo cho vợ con. Mình có thể sống thế nào cũng được, nhưng không nên để vợ con khổ cùng". Với suy nghĩ đó nên dù đã trải qua nhiều mối tình, anh Hà đều quyết định chia tay do chưa đủ tự tin kết hôn.
SỢ "ĐƯỜNG TÌNH ĐÔI NGẢ"
Với nam giới, có 1.001 lý do như trên khiến họ ngại kết hôn, còn vì sao phái nữ ngập ngừng chuyện cưới?
Chị Đặng Thị Thúy Vy (35 tuổi), làm việc ở Công ty TNHH sản xuất và dịch vụ Cien, Q.Bình Tân, TP.HCM, cho biết đã từng mơ đến việc có một gia đình hạnh phúc. "Nhưng những điều trông thấy khiến tôi e dè, ngập ngừng và chấp nhận độc thân tới bây giờ", chị kể.
Theo chị Vy, nhiều bạn bè, đồng nghiệp rơi vào tình cảnh hôn nhân đổ vỡ. Có người cưới được vài tháng đã ly hôn, có người kết hôn được vài năm, sinh được 2 con nhưng cũng "đứt gánh giữa đường". "Từ những câu chuyện ấy khiến tôi lo và chẳng dám nghĩ đến việc có chồng. Dù cũng từng được tỏ tình, hỏi cưới", chị thổ lộ.
Chị Nguyễn Thị Tường Hoa (33 tuổi), ngụ TP.Thủ Đức, cho biết có nhóm bạn nữ 6 người chơi thân từ thời ĐH. "Có 4 người đã lập gia đình nhưng 2 trường hợp đã "đường tình đôi ngả". Một người cũng tâm sự đang đếm ngược ngày ra tòa để làm thủ tục ly hôn. Người còn lại thì luôn xua tay, không muốn nhắc đến chữ chồng. Các bạn kể "biết vậy (tức kết hôn rồi ly hôn - PV) thà độc thân sướng hơn". Nghe xong tôi thấy hoang mang, không dám nghĩ đến chuyện cưới chồng", chị cho hay.
Chị Phan Phương Phương (31 tuổi), ngụ đường số 12, Q.Bình Tân, nói: "Chuyện kết hôn tôi không muốn vội vàng", rồi giải thích: "Tôi hơi hoảng khi phải chứng kiến nhiều trường hợp cưới được một thời gian rồi đường ai nấy đi. Dù lúc còn yêu thì thương nhau thắm thiết nhưng sau khi cưới, khó khăn tài chính khiến mâu thuẫn phát sinh, suốt ngày lục đục, cãi vã dẫn đến ly hôn. Được nghe, được chứng kiến đã làm tôi e dè".
Để rồi dù gia đình luôn khuyên lấy chồng, thậm chí hứa sẽ cho tiền làm đám cưới, mua nhà… nhưng chị Phương chưa nghe theo. Theo chị, bản thân hiện giờ đang cảm thấy hạnh phúc. "Có khi sau khi cưới chồng không còn những niềm vui như lúc độc thân", chị nói.
Còn chị Lê Đặng Minh Vân (32 tuổi), ngụ chung cư Lê Thành, Q.Bình Tân, thì cho rằng khi bước vào hôn nhân, trở thành người vợ sẽ không còn được những khoảng thời gian thoải mái gặp gỡ bạn bè. Chưa kể việc nghĩ đến trọng trách làm dâu khiến chị áp lực. "Tôi chưa sẵn sàng cho việc có chồng nên luôn từ chối khi được cầu hôn. Có thể thời gian tới tôi sẽ đăng ký tham gia lớp học tiền hôn nhân để hiểu hơn việc làm vợ, làm mẹ. Khi đó mới dám lập gia đình", chị cho biết.
Trao đổi về vấn đề này, tiến sĩ tâm lý học Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu thanh niên (Học viện Thanh thiếu niên VN), nhìn nhận một bộ phận ngại kết hôn là thực tế có thật.
Theo tiến sĩ Tuấn Anh, cuộc sống ngày nay dường như có xu hướng trải nghiệm hạnh phúc cá nhân nhiều hơn. Nên nhiều người trẻ theo đuổi các mục tiêu sự nghiệp và trải nghiệm cuộc sống. Họ muốn tận hưởng sự thoải mái và ít ràng buộc. Vậy nên họ lựa chọn cách "từ từ kết hôn" để có thời gian, không gian, điều kiện thỏa mãn những nhu cầu ấy.
Bên cạnh đó, cũng có những người trẻ quan niệm khi bản thân hạnh phúc, thoải mái thì khi kết hôn mới có thể giúp vợ (hoặc chồng) hạnh phúc. Họ thường thể hiện trách nhiệm với người bạn đời sau này bằng cách suy nghĩ sâu xa về việc liệu bản thân có đủ điều kiện, thời gian, kinh tế để lập gia đình trong điều kiện tốt nhất hay không? Vì thế, khi mà họ cảm thấy chưa chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẵn sàng cho một cuộc sống gia đình thì sẽ chưa vội vàng kết hôn. (còn tiếp)
Khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi
Cách đây vài ngày, bài viết có nội dung "Vận động nữ, nam thanh niên không kết hôn muộn. Khuyến khích kết hôn trước 30 tuổi" được đăng trên fanpage Thông tin Chính phủ đã thu hút lượt tương tác "khủng" khi nhận hơn 176.000 lượt yêu thích, 128.000 bình luận, 47.000 chia sẻ.