Nghề "hiếm có khó tìm"
Anh Hoàng Minh Trung (45 tuổi) theo đuổi nghề cắt tóc và tạo kiểu gần 20 năm nay. Trong suốt thời gian đó,ườilàmtócgiảtừtócthậtNghệthuậtcógiátrịkhigiúpíchchođờsoi cầu 247 anh nhận ra nhu cầu tóc giả ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, phần lớn tóc giả trên thị trường được làm bằng nilon, chất liệu rẻ tiền, không đẹp mắt.
"Tóc nilon dễ bị rối, khó chải và chỉ có thể sử dụng được vài lần", ông chủ xưởng tóc giả và salon tóc (ở P.6, Q.4, TP.HCM) chia sẻ.
Trong ký ức thuở nhỏ của mình, không ít lần anh từng thấy những người đạp xe khắp phố hỏi mua tóc. Từ đó, anh bắt đầu tìm đầu mối mua tóc thật để thử nghiệm làm tóc giả có chất lượng tốt hơn. Chưa từng thấy ai làm nghề này, anh Trung chỉ có thể tự mày mò tìm hiểu. Anh lên mạng tìm hiểu quy trình sản xuất tóc giả từ nilon ở nước ngoài rồi áp dụng lên tóc thật.
"Khó nhất là tìm máy may. Thời điểm đó, tôi dùng máy may quần áo để may tóc. 7 năm trước, tôi tìm được loại máy chuyên dụng nên sản phẩm làm ra đẹp và chất lượng hơn", anh nhớ lại.
Tóc thật đạt chuẩn phải là loại nguyên bản, không qua xử lý bằng hóa chất hay pha trộn. Anh Trung phải chọn lọc kỹ những chùm tóc thật theo độ dài, chất lượng.
Trong khoảng 100kg tóc thật mua được mỗi đợt, chỉ có khoảng 2 - 3 chùm tóc dài trên 50cm. Vì thế, những bộ tóc dài có giá đắt hơn tóc ngắn. Trung bình từ 4 triệu đến gần 20 triệu đồng/bộ tùy loại và độ dày. Mỗi tháng, nhân viên trong xưởng sản xuất ra gần 100 bộ tóc giả thủ công.
Mỗi bộ tóc giả từ tóc thật của anh Trung được làm công phu trong gần 3 ngày. Để bộ tóc giả trông tự nhiên nhất, riêng phần tóc trên đỉnh đầu, anh Trung phải dùng kim nhỏ móc từng sợi vào lưới và da nhân tạo.
"Sợi tóc nhỏ nên đòi hỏi người làm phải tinh mắt, có tính tỉ mỉ và tập trung. Riêng phần này mỗi bộ làm mất gần 1 ngày", anh Trung chia sẻ.
Cuối cùng, anh cắt tỉa, nhuộm màu và tạo kiểu theo sở thích của khách hàng. Những bộ tóc giả đa dạng về kiểu dáng và màu sắc này giúp chị em có thể thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến tóc thật. Bên cạnh đó, những người đàn ông bị rụng tóc, hói đầu hay có vấn đề về tóc cũng đến với anh để được làm tóc giả, giúp họ tự tin hơn với ngoại hình của mình.
Chị Phúc (42 tuổi) là nhân viên làm việc trong xưởng của anh Trung được 2 năm. Công việc chính của người phụ nữ này là may tóc. Dù có thâm niên gần 30 năm với nghề may, nhưng mãi đến khi có cơ hội làm việc trong xưởng tóc giả chị mới biết đến có nghề này ở TP.HCM.
"May tóc không khó hơn may quần áo, chỉ cần để ý dàn tóc đều tránh chỗ dày, chỗ mỏng là được", chị Phúc cho biết.
Tóc giả - niềm vui thật
Việc chăm sóc tóc giả cũng giống cách chúng ta chăm sóc tóc của mình mỗi ngày. Khách hàng có thể dùng dầu gội, dầu xả, kem dưỡng hoặc gel để tạo kiểu. Chăm sóc kỹ, một bộ tóc dùng bền đến vài năm.
Vốn là một nhà tạo mẫu tóc lành nghề, nay lại sản xuất tóc giả, khách hàng của anh Trung nhiều không đếm xuể. Thế nhưng, kỷ niệm khiến anh nhớ mãi đó là một bệnh nhân ung thư dáng thất thểu bước vào tiệm nhờ anh cạo đầu, lấy phần tóc của mình làm một bộ tóc giả.
"Người phụ nữ sợ hóa trị sẽ rụng hết tóc, mà tóc giả bằng nilon thì đội vào người ta biết ngay", anh Trung chia sẻ.
Từ mối duyên đó, anh kết nối với các bác sĩ ở bệnh viện, hễ có hoàn cảnh có nhu cầu dùng tóc giả anh Trung đều tặng miễn phí.
"Có thời điểm, mỗi ngày tôi tặng vài bộ cho bệnh nhân. Thú thực, một mình tôi không thể giúp được hết mọi người. Mấy năm nay, khi Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam ra đời, hoạt động hiến tặng tóc được cộng đồng hưởng ứng nên xưởng của tôi hỗ trợ gia công tóc giả", ông chủ tiệm chia sẻ.
Đại diện Mạng lưới Ung thư vú Việt Nam chia sẻ với Thanh niên, tuy ra đời từ 2015 nhưng mãi đến năm 2020, tổ chức mới có cơ duyên hợp tác với anh Trung.
"Vì trước đó anh Trung đã có hoạt động tặng tóc cho bệnh nhân ung thư nên anh ấy rất quan tâm và thấu hiểu công việc tổ chức đang làm. 3 năm nay, anh ấy đã hỗ trợ gia công hơn 1.000 bộ tóc giả với chi phí tối thiểu. Nhưng đổi lại, sản phẩm anh làm ra lại là loại tốt nhất, nhẹ, thoáng mát, trông rất tự nhiên giúp bệnh nhân ung thư lấy lại sự tự tin", người đại diện tổ chức phi lợi nhuận này cho biết.
Với những nỗ lực, anh Trung nhận được nhiều giải thưởng trong các cuộc thi như giải Cây kéo vàng, Nhà tạo mẫu xuất sắc năm 2013... Hành trình gần 20 năm giúp anh trưởng thành từ những bước đầu bỡ ngỡ tới chuyên nghiệp và trở thành người thầy đào tạo rất nhiều thế hệ học viên.
Anh tâm sự, thời gian đầu theo đuổi, anh không dám nghĩ một ngày nghề này sẽ mang lại thu nhập chính. Nhưng nay, anh không chỉ kiếm được thu nhập, tạo thêm việc làm cho nhiều nhân viên mà còn có cơ hội đóng góp cho cộng đồng.
"Tôi luôn mong muốn khách hàng và cả những bệnh nhân ung thư hài lòng, tự tin hơn khi dùng sản phẩm của mình", anh nói.