sam86 vip

Theo PGS - TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Việ ivms 4200

【ivms 4200】Mỗi năm khoảng 50.000

Theỗinămkhoảivms 4200o PGS - TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (Bộ Y tế), hiện có 12 vắc xin tiêm miễn phí cho trẻ nhỏ trong tiêm chủng mở rộng.

Sau nhiều tháng thiếu hụt vắc xin, đặc biệt với vắc xin "5 trong 1" (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib), ngay từ tháng 1.2024, các địa phương sẽ triển khai tiêm vắc xin chủng này cho trẻ nhỏ. Nguồn vắc xin do Chính phủ Úc tài trợ, đã được Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư phân bổ về các địa phương.

Mỗi năm khoảng 50.000 - 60.000 trẻ chưa được tiêm chủng mở rộng đầy đủ- Ảnh 1.

Các chuyên gia về tiêm chủng của Trung tâm Dự phòng và kiểm soát bệnh tật Mỹ đánh giá về điều kiện bảo quản vắc xin tiêm chủng mở rộng tại Trạm Y tế xã Ban Công (H.Bá Thước, Thanh Hóa)

LIÊN CHÂU

Theo PGS Hồng, hằng năm, trẻ được tiêm chủng đầy đủ đạt từ 95%. Tuy nhiên, do Covid-19 và thiếu hụt một số vắc xin, tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ một số vắc xin bị giảm sút trong năm 2023. Các trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ là nguy cơ gia tăng một số dịch bệnh truyền nhiễm trong thời gian tới.

Một chuyên gia tiêm chủng ước tính, ngay cả khi tiêm chủng mở rộng đầy đủ đạt chỉ tiêu (từ 95% trẻ trong tiêm chủng mở rộng được tiêm chủng đầy đủ), hằng năm vẫn có khoảng 5% (50.000 - 60.000) trẻ chưa được tiêm đầy đủ, là khoảng trống miễn dịch cộng đồng.

Cùng với đó, một số dịch bệnh như bại liệt có nguy cơ xâm nhập do một số nước vẫn ghi nhận ổ dịch và dịch bại liệt, bao gồm sự xuất hiện virus bại liệt biến đổi gen có nguồn gốc từ vắc xin.

Theo hệ thống giám sát dịch, một số tỉnh phía bắc đã ghi nhận ổ dịch bạch hầu, trong đó có trẻ bị biến chứng nặng. Ngay tại Hà Nội đã xuất hiện bệnh nhi mắc ho gà. Đây là các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp dễ lây lan trong mùa đông - xuân.

Trước nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm trở lại do tiêm chủng không đầy đủ, Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT đang khẩn trương triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học.

Ngăn ổ dịch trong trường học

Mỗi năm khoảng 50.000 - 60.000 trẻ chưa được tiêm chủng mở rộng đầy đủ- Ảnh 2.

Tiêm chủng đầy đủ cho các trẻ mầm non, tiểu học nhằm ngăn ngừa dịch bệnh cho trẻ nhỏ

LIÊN CHÂU

Để bảo vệ các trẻ, phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tránh nguy cơ bùng phát dịch trong trường học, đặc biệt trước mắt là dịch bệnh mùa đông - xuân rất dễ lây lan, bùng phát như ho gà, sởi, rubella, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phối hợp sở y tế và sở GD-ĐT các tỉnh, thành đang triển khai rà soát tiền sử tiêm chủng cho các trẻ nhập học mầm non, tiểu học.

Các nhà trường tiếp nhận thông tin từ cha mẹ học sinh để xác định các mũi tiêm các con còn thiếu, chưa được tiêm đầy đủ. Qua đó, y tế địa phương có dự trù nhu cầu vắc xin, có kế hoạch tiêm bù mũi cho trẻ nhập học mầm non và tiểu học.

Hiện, các chuyên gia đặc biệt chú trọng tiêm bù một số vắc xin phòng, chống dịch trong mùa đông - xuân như ho gà, bạch hầu, sởi, rubella và các bệnh gây dịch khác như viêm não Nhật Bản, bại liệt.

Đồng thời, hệ thống y tế cũng tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng mở rộng như giám sát bệnh sởi, rubella, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh để kịp thời có các khuyến cáo và hướng dẫn tiêm chủng.

Chưa tiêm đủ các mũi vắc xin khiến trẻ không có miễn dịch đầy đủ, dễ nhiễm bệnh. Ngoài ra, độ bền vững của kháng thể phụ thuộc vào bản chất của vắc xin, công nghệ sản xuất, khả năng đáp ứng của cơ thể... Trong khi đó, miễn dịch được tạo ra bởi các loại vắc xin có thể giảm dần theo thời gian, đến một lúc nào đó cơ thể không đủ sức chống lại sự tấn công của mầm bệnh.

Do vậy, việc tiêm bù, tiêm mũi nhắc lại đảm bảo cho các trẻ được tiêm đủ liều, củng cố miễn dịch, nâng cao hiệu quả bảo vệ. Khi các trẻ được bảo vệ sẽ tránh nguy cơ xuất hiện ổ dịch hoặc bùng phát dịch trong trường học.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap